Yoga Ashtanga (Patanjali Yoga hay Raja Yoga) là một trường phái yoga phổ biến, đây là loại hình yoga mạnh mẽ và năng động, phù hợp với những người có nhu cầu đốt cháy calo hoặc người đã tập yoga một thời gian, muốn nâng cao trình độ yoga của mình.
Yoga Ashtanga là gì?
Trong tiếng Phạn, Yoga Ashtanga có nghĩa là 8 nhánh của yoga, (Asht là 8, anga là bộ phận cơ thể con người). Trường phái Yoga Ashtanga khác hoàn toàn với yoga hatha, đặc điểm của yoga này là sự mạnh mẽ, thống nhất hơi thở bằng các động tác chuyển động nhanh, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
Yoga Ashtanga phù hợp với những người đã tập yoga một thời gian hoặc những người cá tính, ưa thích hoạt động mạnh mẽ và dứt khoát. Mục đích của Yoga Ashtanga là kiểm soát hơi thở và tạo sự thiền định trong quá trình di chuyển, tăng cường sức mạnh và hơi thở, giúp nguồn năng lượng trong cơ thể luân chuyển dễ dàng hơn.

Yoga Ashtanga có 6 cấp độ, người mới tập sẽ bắt đầu từ cấp cơ bản và có 8 nhánh cụ thể sau:
Yama (điều khiển): là phần quan trọng nhất, yêu cầu người tập luyện phải có phẩm chất tốt, chân thật, tâm hồn trong sáng,…
Niiyama (quy tắc ứng xử): cách luyện tập đến nội tại bên trong, tịnh tâm và tách khỏi thế giới bên ngoài, bao gồm sự trong sạch của thể chất và tinh thần.
Asana (tư thế): là một trong những bước mà người tập cần trải nghiệm nhiều nhất. nhằm luyện tập để cơ thể dẻo dai và tinh thần thư thái.
Pranayama (kiểm soát hơi thở): là giai đoạn tập trung điều chỉnh hơi thở, để lưu giữ năng lượng khi cần thiết cho giai đoạn ngồi thiền. Hơi thở theo quan niệm yoga bao gồm: khí bên trong và bên ngoài cơ thể, giữa con người và vũ trụ.
Pratyahara (làm chủ cảm xúc): là giai đoạn kiểm soát và khống chế 5 giác quan, để tập trung vào bên trong cơ thể, tránh tác động từ thế giới bên ngoài.
Dharana (tập trung): là sự kết hợp giữa Asana và Pranayama, khi cơ thể được rèn luyện nâng cao sức khỏe và tăng năng lượng, thông qua hơi thở để tăng khả năng tập trung.
Dhyana (thiền định): là giai đoạn quan trọng nhất của sự tập trung, toàn bộ tâm trí hướng về một sự vật cần tập trung, không để bị tác động bởi các yếu tố xung quanh.
Samadhi (trạng thái phúc lạc): Là đỉnh cao của thiền định mà người tập yoga hướng tới, tất cả các cơ quan trong cơ thể sẽ thiếp dần đi, nhưng tâm trí vẫn còn thức tỉnh và vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh.
Lợi ích của Yoga Ashtanga
Mỗi trường phái yoga sẽ mang lại những lợi ích khác nhau, riêng đối với Yoga Ashtanga sẽ mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe như:
Tập Yoga Ashtanga thường xuyên, giúp cơ thể dẻo dai hơn và tăng cường sự linh hoạt. Bên cạnh đó, Yoga Ashtanga cũng giúp hệ tim mạch hoạt động hiệu quả hơn.
Yoga Ashtanga là trường phái yoga có nhiều tư thế, giúp cơ thể giữ thăng bằng, tăng sức mạnh cơ lõi (bụng, hông, lưng dưới) và cải thiện sức mạnh cả cơ thể.

Các bài tập của Yoga Ashtanga chú trọng vào khả năng siết các cơ trên cơ thể, có hiệu quả đặc biệt với cơ bụng, cơ bắp cánh tay, đùi, hông, vai,…giúp cơ bắp được săn chắc hơn.
Tập Yoga Ashtanga đều đặn mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả, lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ được giảm đáng kể.
Yoga Ashtanga còn giúp giảm stress và lo âu, vì khi luyện tập bạn sẽ có xu hướng thiền định tốt hơn, giúp bạn giảm những căng thẳng và lo lắng mà bạn phải đối mặt mỗi ngày.
Nhờ có tác dụng thư giãn tâm trí hiệu quả, Yoga Ashtanga giúp tăng khả năng sáng tạo và tập trung hiệu quả hơn trong công việc.
Trong Yoga Ashtanga có kỹ thuật học thở ujjayi, giúp người tập mở rộng hơi thở, hít thở dài và sâu hơn, tâm trí bình tĩnh hơn, và hỗ trợ giảm huyết áp rất hiệu quả.
Luyện tập Yoga Ashtanga thường xuyên cũng giúp bạn tăng sức mạnh cơ thể, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn khi chơi các môn thể thao: đá bóng, chạy bộ, bơi lội,…và cơ thể cũng hạn chế chấn thương khi luyện tập.
Lưu ý khi tập Yoga Ashtanga
Để đảm bảo hiệu quả khi luyện tập Yoga Ashtanga như: sức khỏe dẻo dai, thân hình đẹp, giải tỏa căng thẳng, bạn cần lưu ý:
Ăn trước khi tập, tránh để bụng đói vì bạn có thể bị kiệt sức trong quá trình tập luyện.
Uống đủ nước trước và sau khi tập
Không thực hiện tập Yoga Ashtanga ở nơi có không gian quá ngột ngạt, chật hẹp, nóng bức,…hãy tập ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe.
Luyện tập với cường độ phù hợp với sức khỏe bản thân, không tập quá sức vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chú trọng điều tiết hơi thở một cách khoa học để thực hiện các tư thế dễ dàng hơn, nhất là đối với các tư thế tập phức tạp, khó thực hiện.
Yoga Ashtanga là một trường phái yoga khá phức tạp, vì thế, bạn nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên yoga chuyên nghiệp, tránh tập sai tư thế vì dễ dẫn đến hậu quả không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, hãy kiên trì luyện tập Yoga Ashtanga mỗi ngày để đạt hiệu quả tập luyện như mong muốn.
Bên cạnh việc tập luyện Yoga Ashtanga mỗi ngày, bạn cần kết hợp với thực đơn ăn uống khoa học, và chế độ massage mỗi ngày, để có một sức khỏe tốt, thân hình cân đối, hạn chế các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, xương khớp…
thông tin đăng ký
Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage