Rối loạn lo âu (GAD) – là một căn bệnh nguy hiểm. Theo nghiên cứu của trường đại học Manitoba – Canada thì có đến 60% số người trong nghiên cứu có ý định tự sát khi gặp vấn đề về lo âu (*). Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi việc sẽ lo lắng về một vấn đề nào đó như: đi thi, kết hôn, mua nhà…Tuy nhiên, với một số người thì cường độ lo lắng lại trở nên quá mức, đến nỗi toát mồ hôi hột, chóng mặt, tim đập nhanh…tình trạng này kéo dài đến vài tháng, khi vấn đề qua đi rồi mà vẫn tiếp tục lo lắng. Đây là một trong những biểu hiện của chứng bệnh (GAD) – rối loạn lo âu lan tỏa.
Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa (GAD – generalized anxiety disorder) là một dạng bệnh lý về tâm thần, biểu hiện bởi sự lo lắng quá mức về những sự việc, tình trạng…nào đó trong một thời gian dài. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, tỷ lệ phục hồi rất thấp. Những rối loạn này thường bắt đầu khi còn nhỏ hoặc tuổi vị thành niên. Theo thống kê, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở nữ giới cao gấp đôi nam giới.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu lan tỏa
Những người bị rối loạn lo âu tổng quát (GAD) thường có biểu hiện sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Tình trạng này diễn ra hầu hết các ngày trong ít nhất 6 tháng, về một số vấn đề: sức khỏe cá nhân, công việc, các mối quan hệ xã hội, hoàn cảnh cuộc sống.
Nỗi sợ hãi và lo lắng quá mức này sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống, gây trở ngại trong cuộc sống hàng ngày: giao tiếp xã hội, công việc…
Ngoài dấu hiệu lo lắng quá mức, bệnh rối loạn lo âu lan tỏa còn được nhận biết bởi một số triệu chứng cảm xúc sau đây:
- Cảm giác sợ hãi và nghĩ đến tương lai theo chiều hướng tiêu cực
- Tâm trí trống rỗng, khó tập trung, tâm trạng cáu gắt
- Tâm trạng căng thẳng diễn ra trong khoảng thời gian dài
- Khó thở, tim đập nhanh và mạnh
- Chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi lạnh
- Căng cơ, cơ bị co giật, tay run…
- Đau dạ dày, hay bị tiêu chảy hoặc đi tiểu thường xuyên
- Mất ngủ kéo dài
Những triệu chứng này khá phổ biến và người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh y khoa khác, nên rất khó xác định được mình có bị rối loạn lo âu lan tỏa hay không.
Dưới đây là một số triệu chứng rối loạn thường gặp:
Rối loạn hoảng sợ:
Có biểu hiện là những cơn hoảng sợ xảy ra đột ngột hoặc tái diễn bất ngờ và đạt đến đỉnh điểm chỉ trong thời gian ngắn.
Hoặc cơn hoảng sợ cũng có thể xảy ra bởi một yếu tố kích hoạt như: thấy đối tượng hoặc tình huống đáng sợ nào đó…
Một số biểu hiện của rối loạn hoảng sợ:
- Tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi
- Chân tay run rẩy
- Cảm giác khó thở, nghẹt thở, ngạt thở…
- Mất kiểm soát
Lúc này, những người hoảng sợ sẽ cố gắng ngăn chặn sự sợ hãi của mình bằng cách: tránh xa những địa điểm, tình huống, hành vi…liên kết với cơn hoảng sợ.
Tránh các cuộc tấn công gây ra các vấn đề đáng kể trong các lĩnh vực của cuộc sống
Rối loạn liên quan đến ám ảnh:
Sự ám ảnh là nỗi sợ hãi, ác cảm mãnh liệt đối với 1 tình huống, một đối tượng cụ thể.
Mặc dù cảm giác lo lắng có thể xảy ra trong một số tình huống là chuyện bình thường nhưng nỗi sợ hãi đến mức ám ảnh, không tương xứng với tính chất sự việc thực tế, thì đây là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu.
Biểu hiện của triệu chứng:
- Lo lắng quá mức, lo lắng vô cớ khi gặp phải tình huống đáng sợ
- Chủ động tránh các tình huống đáng sợ một cách quá mức
- Thể hiện sự lo lắng ngay lập tức đối với những tình huống đáng sợ
Một số loại rối loạn liên quan đến ám ảnh như: Chứng ám ảnh sợ hãi ở mức độ đơn giản, thường có nỗi sợ hãi với một số đồ vật hoặc tình huống cụ thể: Sợ động vật (nhện, gián,…), sợ tiêm, sợ máu…
Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội):
Những người mắc chứng bệnh này thường có nỗi sợ hãi hoặc lo lắng chung về các hoạt động hoặc các tình huống xã hội. Họ thường lo lắng rằng những hành động liên quan đến tình huống của mình sẽ bị đánh giá tiêu cực, khiến họ xấu hổ và mất tự tin. Những người này luôn tìm cách trốn tránh các tình huống đó, điều này thường xảy ra trong môi trường trường học hoặc nơi làm việc.
Chứng sợ mất trí nhớ:
Là những người mắc chứng sợ hãi vô độ, thể hiện nỗi sợ hãi dữ dội trong những trường hợp sau:
- Sử dụng phương tiện công cộng
- Sợ không gian mở, sợ không gian kín,
- Sợ đám đông, sợ ở 1 mình…
Những người mắc chứng bệnh này thường sẽ tìm cách trốn tránh những tình huống gây sợ hãi cho bản thân.
Rối loạn lo âu ly thân:
Nhiều người cho rằng, chứng sợ hãi này chỉ xảy ra với trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng được chẩn đoán là có nguy cơ mắc phải chứng sợ hãi này.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu ly thân thường có nỗi sợ hãi về sự chia tay khỏi những người mà họ từng gắn bó, đồng thời cũng lo lắng những điều gì đó gây tổn hại đến những người gắn bó với mình.
Những người này thường gặp ác mộng về việc bị tách khỏi những hình ảnh gắn bó hoặc các triệu chứng thể chất khi sự chia ly xảy ra hoặc đã được dự báo trước.
Lưu ý:
Một chứng rối loạn hiếm gặp cũng liên quan đến rối loạn lo âu là: đột biến có chọn lọc.
Tình huống này xảy ra khi trong trường hợp: một người nào đó không thể nói được trong một số tình huống xã hội cụ thể mặc dù kỹ năng ngôn ngữ rất bình thường (thường xảy ra với những người nhút nhát, hay xấu hổ)
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Hiện nay, vẫn chưa xác định được đầy đủ những nguyên nhân gây ra căn bệnh này, nhưng có một số yếu tố gây bệnh có thể kể đến dưới đây:
- Di truyền từ gia đình: cha mẹ, người thân…là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa.
- Các nhà nghiên cứu cho biết: Rối loạn lo âu lan tỏa có thể liên quan đến các chất hóa học trong não (chất dẫn truyền thần kinh: serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid),…) hoặc do sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, yếu tố di truyền, môi trường sống, nhân cách,…Có những người bắt đầu chứng bệnh này từ thời thơ ấu, nhưng cũng có người chỉ mới bắt đầu.
- Những người có tuổi thơ bất hạnh: chứng kiến nhiều nghịch cảnh, gây tổn thương đến tâm lý…
- Người mắc bệnh nặng, khiến tinh thần hoang mang, lo âu về tương lai, lo lắng về hiệu quả, chi phí điều trị,…
- Cuộc sống có quá nhiều stress dồn dập khiến tâm trạng lo âu quá mức. Ví dụ: tan vỡ các mối quan hệ thân thiết, kèm thất nghiệp, mất thu nhập…khiến chứng rối loạn lo lắng ngày càng nghiêm trọng.
- Rối loạn lan tỏa còn liên quan đến chất dẫn truyền dây thần kinh, các hoạt động bất thường của đường kết nối các vùng não đặc biệt, liên quan đến cảm xúc và suy nghĩ của con người. Sự tăng, giảm chất này quá mức sẽ gây ra triệu chứng lo âu, căng thẳng…
- Môi trường cũng là một trong những yếu tố gây sang chấn tâm lý, căng thẳng ở con người, khi phải đối mặt với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như: mất người thân, ly hôn, thay đổi môi trường sống… khiến những rối loạn này trở nên nghiêm trọng hơn.
Rối loạn lo âu lan tỏa được điều trị như thế nào?
Hiện nay, rối loạn lo âu lan tỏa có thể chữa trị bằng những phương pháp sau:
Điều trị bằng tâm lý trị liệu
Là phương pháp điều trị tâm lý hàng đầu, để điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tháo gỡ những vấn đề, những khúc mắc mà họ gặp phải để bình tĩnh và lấy lại tinh thần.
Thực hiện một số bài tập để thư giãn và làm chủ những lo âu, giảm dần những triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa ở người bệnh như.:
- Học kỹ thuật thiền để thư giãn não bộ
- Suy nghĩ tích cực mỗi ngày
- Luyện tập thể dục, thể thao…
Tham khảo liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) để điều trị chứng rối loạn lo âu:
Phương pháp này sẽ giúp thay đổi cách suy nghĩ, hành động, phản ứng của người bệnh trước những tình huống gây ra tình trạng sợ hãi, lo lắng.
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) cũng có tác dụng giúp mọi người học và thực hành các kỹ năng xã hội. Đây cũng là cách điều trị chứng rối loạn lo âu rất hiệu quả.
Liệu pháp điều trị nhận thức và tiếp xúc là 2 phương pháp trong liệu pháp hành vi nhận thức, thường được sử dụng riêng lẻ hoặc cùng với nhau để điều trị chứng rối loạn này.
- Liệu pháp nhận thức: tập trung vào xác định và vô hiệu hóa những suy nghĩ không tích cực.
- Liệu pháp tiếp xúc: tập trung đối mặt với nỗi sợ hãi tiềm ẩn của chứng rối loạn lo âu, giúp người mắc chứng bệnh này tham gia vào hoạt động mà họ đang né tránh. Liệu pháp này có thể sử dụng cùng với các bài tập thư giãn hoặc hình ảnh.
Cách phòng bệnh
Với nhịp sống bận rộn, con người rất dễ gặp phải stress trong công việc, môi trường sống…vì thế, muốn giảm căng thẳng hay lo âu, cần tự biết cân bằng cuộc sống của chính mình như:
- Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, thư giãn khoa học.
- Dành 30 phút tập thể dục, yoga hoặc thiền mỗi ngày
- Khi gặp căng thẳng, lo âu hay vấn đề khó khăn trong cuộc sống hãy chia sẻ với gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Nếu nặng hơn thì cần điều trị bởi chuyên gia tâm lý.
- Thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất, có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: trà, cà phê, socola…
Rối loạn lo âu lan tỏa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Vì thế, khi có dấu hiệu của căn bệnh này, bạn không nên quá lo lắng, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
thông tin đăng ký
Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage