Thoái hóa khớp: Căn bệnh mà 60% dân số phải đối mặt

Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến, bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 40 trở đi. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Khi bị thoái hóa khớp, nếu không có kế hoạch điều trị sớm sẽ để lại hậu quả nặng nề về sau. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về căn bệnh này, thì có thể tham khảo bài viết dưới đây, để tìm cho mình câu trả lời nhé!

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh khớp mãn tính, xuất hiện khi tình trạng khớp bị tổn thương ở sụn khớp và mô xương dưới sụn, cùng với phản ứng viêm và lượng dịch khớp giảm dần. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp là khớp bị nứt và mất sụn khớp, nặng hơn là hiện tượng hình thành gai xương.

https://www.youtube.com/watch?v=ZrPrKRzS960

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Triệu chứng của thoái hóa khớp sẽ phụ thuộc vào mức độ thoái hóa. Ở mỗi giai đoạn, sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, và có thể nhận biết dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

Cảm giác đau nhức là triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hóa khớp. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, chỉ có cảm giác đau khi vận động nhưng về lâu dài, sẽ xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Thời tiết thay đổi gây đau khớp
Thời tiết thay đổi gây đau khớp

Ngoài đau nhức, sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng cứng khớp, kèm theo các cơn đau vào buổi sáng. Các khớp sẽ khó cử động, nếu tình trạng cứng khớp kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Trong quá trình khớp bị thoái hóa thì sụn và đĩa đệm giữa 2 đầu xương sẽ dần bị hao mòn, dịch nhầy để bôi trơn khớp cũng giảm dần. Khi di chuyển hay hoạt động, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu lạo xạo cùng cảm giác đau nhức dữ dội.

Khi bị thoái hóa khớp, việc thực hiện một số tư thế như: quay cổ, cúi gập người cũng khó khăn hơn.

Nếu tình trạng thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài mà không có phương pháp điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như: cơ quanh khớp tổn thương, khớp bị biến dạng, teo cơ, thậm chí đầu gối bị lệch khỏi trục…

Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu là do quá trình tái tạo và mất đi của sụn khớp và xương dưới sụn bị mất cân bằng. Quá trình mất nhiều hơn so với tái tạo, khiến xương dưới sụn và sụn khớp bị tổn thương.

Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khớp là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Lão hóa khớp thường xuất hiện ở độ tuổi 40 trở đi, tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh càng tăng. Với tỷ lệ tương đối như sau:

  • Từ 15 đến 44 tuổi: tỉ lệ thoái hóa khớp là 5%.
  • Từ 45 đến 64 tuổi: tỉ lệ thoái hóa khớp từ 25 đến 30%.
  • Từ 65 tuổi trở lên: tỉ lệ thoái hóa khớp là 60 đến 90%.

 Khi còn trẻ, tế bào sụn được sinh ra liên tục, khi trưởng thành các tế bào sụn này sẽ giảm dần khả năng sinh sản và tái tạo. Tuổi càng cao, tế bào sụn sẽ giảm dần về số lượng và giảm khả năng tổng hợp chất, tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm sụn giảm đàn hồi và khả năng chịu lực.

Sụn khớp được nuôi dưỡng bởi dịch thấm từ các mạch máu ở xương dưới sụn. Ở người cao tuổi, thường xuất hiện bệnh loãng xương, các mạch máu cũng bị tổn thương, làm cho dinh dưỡng sụn khớp dần suy giảm, thoái hóa, mỏng dần đi, dễ mủn, dễ bị dập vỡ dưới tác dụng của lực cơ học.

Nguyên nhân thứ phát

Là thoái hóa khớp có liên quan đến 1 số bệnh mãn tính như:

 Béo phì:

Người béo phì làm khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng quá tải bởi cân nặng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: người béo phì có tỉ lệ thoái hóa khớp gối và khớp háng cao hơn người bình thường ở cùng độ tuổi gấp 2,3 lần.

Tăng tải trọng lên khớp:

Xảy ra với những người thường xuyên phải mang vác nặng, khiến cho cột sống, khớp gối, khớp háng bị thoái hóa sớm.

Dị dạng bẩm sinh xương khớp:

Dị dạng bẩm sinh hệ xương khớp làm thay đổi diện tỳ nén của khớp và cột sống, vùng diện khớp bị nén nhiều hơn làm sụn khớp sớm bị tổn thương, thoái hóa khớp cũng diễn ra sớm hơn.

Tổn thương cơ học:

Xảy ra với những người có tiền sử tổn thương do chấn thương cơ học hay do hoạt động thể thao quá mức. Những biến dạng thứ phát do chấn thương sẽ làm thay đổi mối tương quan của lực cơ học tác động lên diện khớp, hình thái khớp, cột sống….dẫn đến hiện tượng khớp bị thoái hóa sớm

Bệnh nội tiết: mãn kinh, loãng xương do nội tiết, đái tháo đường, tim mạch…

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Những vị trí thường gặp của bệnh thoái hóa khớp
Cổ tay, khủy tay, vai, háng, đầu gối và chân là những vị trí đau thường gặp

Thoái hóa khớp là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi, cụ thể là khi bước vào độ tuổi trung niên, gây ra những triệu chứng như: đau nhức, cứng khớp, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày (có đến 80% người thoái hóa khớp gặp khó khăn trong quá trình vận động). Ngoài ra, khi bị thoái hóa khớp, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Hiện tượng đau nhức kéo dài khiến người bị bệnh khớp thường xuyên thấy khó chịu, hay xuất hiện các cơn đau về đêm, gây mất ngủ, tác động không tốt đến tâm lý người bệnh. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ khiến người bị thoái hóa khớp rơi vào trạng thái lo lắng thường xuyên dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Khi bị thoái hóa khớp, các khớp sẽ bị tổn thương theo chiều hướng sưng to, mọc gai, làm cho xương bị biến dạng, khớp có nguy cơ lệch khỏi vị trí ban đầu gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.
  • Nếu bị thoái hóa khớp, các cơ quanh vùng khớp sẽ dần bị tổn thương, trong thời gian dài nếu không vận động thì cơ sẽ bị suy yếu dần, gây ra hiện tượng teo cơ, ảnh hưởng đến hoạt động nằm, đứng, co, duỗi,…trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa khớp chính là bệnh nhân mất đi khả năng hoạt động mà rất khó để phục hồi, mặt khác còn gây tổn thương nghiêm trọng đến tủy sống, rễ thần kinh…

Cách phòng bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên. Để đề phòng căn bệnh nguy hiểm này, mỗi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh gặp phải tình trạng thoái hóa khớp quá sớm, đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Người già tập thể dục ngoài trời
Rèn luyện sức khỏe như một phương pháp phòng chống bệnh thoái hóa khớp
  • Về vấn đề cân nặng, cần duy trì số cân ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiều cao của cơ thể, nên có biện pháp giảm cân nếu bị tăng cân, béo phì…để hạn chế trọng lượng cơ thể gây áp lực lên hệ thống dây chằng, xương,  khớp…giảm nguy cơ mắc bệnh về khớp.
  • Trong quá trình làm việc, lao động cần ngồi hoặc vận động đúng tư thế, tránh thực hiện các động tác quá mạnh hoặc quá đột ngột, gây ảnh hưởng đến khớp xương, hạn chế chấn thương và giảm nguy cơ mắc bệnh về khớp
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của xương khớp bằng cách dành khoảng 30 đến 40 phút mỗi ngày để đi bộ, tập yoga, bơi lội…ngăn tình trạng khớp bị cứng, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Vì lượng đường trong máu cũng gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc sụn khớp, nên lưu ý kiểm soát lượng đường trong máu cũng rất cần thiết, không nên để nồng độ quá cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho khớp như: vitamin, glucosamine, chondroitin, omega-3,… để thúc đẩy quá trình tái tạo và ngăn quá trình lão hóa tế bào.
  • Nên thường xuyên thăm khám để kiểm tra sức khỏe xương khớp và có những biện pháp khắc phục sớm nếu gặp phải tình trạng này.

Điều trị thoái hóa khớp

Hiện nay, đối với bệnh thoái hóa khớp thì chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị để làm giảm đau, duy trì sự linh hoạt của khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi chức năng, phòng bệnh… bằng cách hạn chế các tác động lên khớp và cột sống hư: thuốc giảm đau, thuốc duy trì và phục hồi chức năng khớp,…

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp cần lưu ý:

  • Thuốc giãn cơ hỗ trợ giảm đau xuất phát từ các cơ bị căng nhưng đối với người cao tuổi, có thể gây ra những tác dụng phụ hơn là giảm triệu chứng.
  • Corticosteroid không nên sử dụng trong thời gian dài vì Corticosteroid nội khớp có thể giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt khớp trong một số trường hợp nhưng tính giả dược khá mạnh.
  • Các dạng acid hyaluronic có thể được chỉ định tiêm nội khớp gối, giúp giảm đau ở một số bệnh nhân trong thời gian kéo dài. Tuy nhiên, không nên được sử dụng thường xuyên quá 6 tháng, thuốc này cũng có hiệu ứng giả dược mạnh.
  • Glucosamine có tác dụng giảm đau, cho đến nay, đã cho thấy hiệu quả hỗn hợp về giảm đau và không ảnh hưởng nhiều đến việc bảo tồn sụn.
  • Mỗi loại thuốc điều trị đều có những ưu, nhược điểm riêng. Người gặp các vấn đề về khớp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, để đạt hiệu quả tối ưu và tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp không cần dùng thuốc như: các biện pháp vật lý phục hồi chức năng, biện pháp y học cổ truyền, tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày .

Các biện pháp vật lý hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp được thực hiện thông qua các bài tập vật lý trị liệu hữu ích như: điều trị bằng nhiệt nóng, sóng điện từ, tắm bùn khoáng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp sẽ cải thiện, giúp giảm đau, duy trì dinh dưỡng các mô mềm cạnh khớp,…

nghệ sỹ Việt Anh sử dụng gheess massage Osanno
nghệ sỹ Việt Anh sử dụng gheess massage Osanno

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp cũng là liệu pháp điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn sau khi được bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị, bởi những lợi ích: Không phải dùng thuốc, tránh tác dụng phụ có hại cho gan, thận, dạ dày…Không cần phẫu thuật, tiết kiệm chi phí, giảm đau nhanh chóng, ngăn cơn đau tái phát.

Các biện pháp Y học cổ truyền

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp như: xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…cũng đem lại kết quả khả quan trong việc giảm đau và phục hồi chức năng khớp.

Điều trị ngoại khoa

Là biện pháp được chỉ định khi người thoái hóa khớp đã bị hạn chế vận động, khớp bị biến dạng gây khuyết tật.

Bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân thoái hóa khớp như: nội soi khớp, phẫu thuật đục xương chỉnh trục khớp, thay thế 1 phần hoặc toàn bộ khớp gối…

Điều trị nội soi được thực hiện như sau: rửa khớp rồi lấy các dị vật (mẩu sụn khớp bị bong, cắt bỏ sụn bị tổn thương,dũa đều bề mặt sụn,…) áp dụng với thoái hóa  khớp gối và khớp vai.

Phẫu thuật đục xương chỉnh trục, chêm khớp, gọt xương, làm cứng khớp. Áp dụng trong trường hợp khớp bị lệch trục.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo: áp dụng trong trường hợp cần thay thế khớp háng, khớp gối, khớp vai. Có thể thay thế 1 phần hoặc toàn bộ khớp tùy vào mức độ bị tổn thương của khớp.

Thoái hóa khớp tuy là quy luật tự nhiên, nhưng tùy vào cơ địa, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống… mà quá trình thoái hóa đến sớm hay muộn. Vì thế, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, để làm chậm lại quá trình thoái hóa. Nếu gặp vấn đề về xương khớp, cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Chương trình khuyến mãi của Osanno

-50%
128.000.000 
-50%
86.200.000 
-49%
19.380.000 
-60%
108.800.000 
-45%
93.500.000 
-50%
78.200.000 
-55%
38.700.000 
-55%
23.400.000 

Nguồn tham khảo:

Đăng ký dùng thử miễn phí ghế massage

thông tin đăng ký





    Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage

    Xem chi tiết chương trình