Ngành hàng ghế massage có nhiều sự phát triển về quy mô về cả cung và cầu. Sự quan tâm của người tiêu dùng cũng như phát triển của các nhà phân phối giúp thị trường năm nay tăng 4 lần so với năm 2017 trở về trước. So sánh cùng ngành hàng khác thì đây là phân khúc thị trường đáng quan tâm trong những năm tiếp theo.
Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường ghế massage tại Việt Nam khá đa dạng về phân khúc từ giá rẻ đến hàng trăm triệu đồng. Các phân khúc giá rẻ hơn 10 triệu đa phần được bán tại các trang thương mại điện tử bởi các cá nhân nhỏ lẻ – những người, thương hiệu không chịu các chi phí về mặt bằng, con người hay marketing.
Các phân khúc cao hơn khoảng 20 triệu cũng thuộc phân khúc giá rẻ nhưng được phân phối bởi các thương hiệu lớn hơn – là những thương hiệu có đầu tư về con người, phát triển thương hiệu và chính sách sau bán hàng.
Phân khúc từ 50 triệu phủ rộng bởi các thương hiệu từ nhỏ đến lớn nhưng đều là những thương hiệu trong nước. Các thương hiệu này cung cấp đầy đủ công nghệ mới nhất trên phân khúc này như: con lăn 3D, 4D, điều khiển bằng giọng nói hay scanning body – những chức năng mà chỉ có trên những hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, cũng có một vài thương hiệu trong nước nhưng quảng bá là thương hiệu nước ngoài để có thể set giá cao.
Phân khúc trên 100 triệu – 200 triệu đa phần là những sản phẩm được nhập khẩu nguyên kiện từ Nhật, Úc, Ấn hay Mỹ của các thương hiệu lớn như: BODYFRIEND, Bok Jung Scale Corp, Fujiiryoki, Inada, Panasonic, HUTECH, LG Electronics, Human Touch, OSIM, Osaki, Infinity. Tuy nhiên, cũng không có nhiều đại lý nhập khẩu các thương hiệu này về vì sự cạnh tranh trong nước khá lớn, khó để các ông lớn có thể chen chân vào thị trường ghế massage.
Động lực thị trường
Trong bối cảnh kinh tế, sức khỏe và công nghệ hiện nay thì động lực phát triển ngành hàng ghế massage được đánh giá là sáng sủa. Nhất là khi nhu cầu quan tâm của cả người tiêu dùng và các thương hiệu được chú trọng hơn. Sự phát triển công nghệ tích hợp vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giúp hiệu quả massage ngày càng tốt hơn giúp tăng lợi ích cho khách hàng.

Yếu tố sức khỏe được khách hàng chú trọng hơn và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Chính vì vậy, yếu tố cầu là điểm giúp động lực thị trường tăng mạnh.
Quy mô thị trường
Sản phẩm ghế massage được xem như một sản phẩm sa xỉ nhưng hiện nay nhờ công nghệ mà giá thành đã giảm đi khá nhiều giúp càng nhiều người có khả năng tiếp cận được chúng. Công dụng của ghế massage không chỉ để thư giãn mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm nên room cho ngành hàng ghế massage còn rất nhiều.

Theo thống kê của WHO thì 80% người dân bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời và mức độ bệnh đau lưng phổ biến nhất là trong tầm tuổi từ 40 – 60. Với một quốc gia có mức độ dân số trẻ và sự gia tăng dân số như Việt Nam thì nhu cầu sử dụng các biện pháp để giảm đau lưng trong tương lai gần sẽ càng tăng trong đó có ghế massage.

Nguồn cung ghế masage
Chúng ta có 2 nguồn cung chính gồm: sản xuất trong nước, gia công từ nước ngoài trong đó 80% là được nhập khẩu từ nước ngoài: Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ. Sản phẩm sản xuất trong nước khá hạn chế và chính vì thế mà nguồn cung bị ảnh hưởng khá nhiều do tình hình dịch bệnh hiện nay.
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi khả năng sản xuất mà còn bị ảnh hưởng bởi: vận chuyển, bán lẻ và khả năng tiếp cận khách hàng. Trong năm 2020 và 2021 là bài thuốc thử dành cho các thương hiệu nhỏ lẻ không thể trụ nổi và sàng lọc còn lại những thương hiệu có nguồn lực mạnh mẽ.
Xu hướng hiện tại – Vấn đề và Thách thức
Phát triển trong tương lai gần thay vì mở rộng các chi nhánh thì phủ rộng trên thị trường thương mại điện tử, marketing online được các thương hiệu chú trọng hơn. Nhất là trong bối cảnh giãn cách xã hội khiến các thương hiệu chịu nhiều chi phí về con người và mặt bằng.
Về sản phẩm: xu hướng trong tương lai về công nghệ sẽ biến chiếc ghế massage thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe về cơ, xương, khớp cho cả gia đình. Để làm được vấn đề đó thì các thương hiệu sẽ phối hợp cùng các trường công nghệ – y học và vật lý trị liệu để cho ra các sản phẩm chăm sóc chuyên sâu từng phân khúc. Đó cũng là khó khăn và thách thức đối với các thương hiệu mới gia nhập thị trường khi hàm lượng công nghệ trên ghế không cao nên khó để cạnh tranh.
Khả năng gia nhập thị trường
Trong bối cảnh hiện nay thì khả năng gia nhập thị trường vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì có thể dễ dàng đặt hàng, nhập hàng và mở bán nhưng khó vì để trụ trong thị trường là vấn đề trong khi tình hình dịch bệnh hiện nay.
Công nghệ phát triển trong tương lai cũng là vấn đề khi các thương hiệu nhỏ, lẻ mới gia nhập thị trường không đầu tư cho việc R&D nên các sản phẩm sau này khó có thể bắt kịp các thương hiệu đã có lịch sử phát triển và lòng tin nơi khách hàng.
Chuỗi giá trị
Khả năng sản xuất trong nước chưa tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm mà chúng ta nhập sản phẩm từ nước ngoài. Trong chuỗi giá trị này có các ngách phát triển khá tốt dành cho những người đi sau như: bảo hành, sửa chữa, nâng cấp ghế massage.
Với những thông tin kể trên, hy vọng bạn có cái nhìn khái quát về thị trường ghế massage hiện nay ở Việt Nam. So với các thị trường trên thế giới như: Nhật, Mỹ, Trung Quốc thì Việt Nam là thị trường tiềm năng để khai thác. Dư địa để phát triển ngành hàng này vẫn còn rất nhiều để các công ty chen chân vào nhất là khi nhìn vào động lực phát triển cũng như nhu cầu của khách hàng.
thông tin đăng ký
Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage