Đau lưng dưới bên trái là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân. Cơn đau lưng dưới bên trái thường đau âm ỉ từ từ và lâu dần sẽ gây ra những cơn đau hơn gấp nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Hãy cùng Osanno tìm hiểu những triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục nhé!
Nguyên nhân đau lưng dưới bên trái
Triệu chứng này thường gặp ở nhiều căn bệnh khác nhau:
Đau dây thần kinh tọa
Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, một khi bị thương tổn chúng sẽ gây ra những cơn đau buốt từ âm ỉ cho đến dữ dội. Đặc trưng của cơn đau thần kinh tọa là chỉ chỉ tập trung ở một bên phải hoặc trái lưng. Nguyên nhân của đau thần kinh tọa có thể là do cân nặng, bệnh tiểu đường hoặc do đặc trưng nghề nghiệp. Những người ngồi làm việc nhiều nhưng ít vận động và sai tư thế thì dễ bị thần kinh tọa hơn. Từ đó gây khó khăn trong công việc hàng ngày.

Nguyên nhân trực tiếp của đau dây thần kinh tọa chính là phần đĩa đệm của cột sống lưng bị thoát vị và chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó nó tác động đau lên toàn bộ chi dưới của cơ thể.
Bị bệnh liên quan đến thận
Khi bạn bị mắc các bệnh về thận cũng khiến bạn bị đau lưng như sỏi thận. Hai quả thận của chúng ta nằm đối xứng nhau qua xương sống và vì thế chúng ta có thể cảm thấy đau bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai. Tương ứng với quả thận bên đó gặp vấn đề.
Chúng ta có thể xác định đau lưng do thận nếu chúng ta cúi xuống để nâng vật nặng và thấy đau thì đó là do thận. Các bệnh lý liên quan đến thận như: nhiễm trùng thận, sỏi thận. Kèm theo triệu chứng kể trên như miệng hôi, trong miệng có vị kim loại, thở ngắn, chuột rút, nhịp tim không đều thì đây chính là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến thận.

Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường bao gồm những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, báo bón, khó tiêu, đầy hơi, đi kèm đau lưng trái bên dưới.
Bệnh lý phụ khoa
Các chứng bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng,… có thể khiến phái nữ gặp phải cơn đau lưng phía dưới bên trái gần mông cùng với hiện tượng đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng dưới.
Làm thế nào để giảm hiện tượng đau?
Để có thể thuyên giảm chứng đau lưng đau nhức xương khớp bằng cách nào? Đau lưng dưới ảnh hưởng đến sinh hoạt, năng suất lao động và gây cản trở trong cuộc sống. Bạn có thể tham khảo một số cách.
Chăm sóc tại nhà
Bạn có thể dừng các hoạt động thể chất hằng ngày trong một vài ngày và bắt đầu chườm đá vào lưng dưới của bạn. Các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng nước đá trong 48 đến 72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc acetaminophen (Tylenol), để giảm đau.
Đôi khi nằm ngửa gây khó chịu và đau hơn. Bạn hãy thử nằm nghiêng, đầu gối cong và đặt gối giữa hai chân. Nếu bạn nằm ngửa thoải mái, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn bên dưới đùi để giảm áp lực lên lưng dưới.
Tắm nước ấm hoặc massage thường xuyên có thể làm thư giãn các cơ bị cứng ở lưng. Massage thường xuyên có thể giúp cho cơ xương khớp thư giãn hơn, hỗ trợ trị liệu đau nhức cương khớp rất tốt.

Các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc được ghi chép từ thời ông cha được nhiều người bệnh áp dụng bởi chúng vừa có tác dụng điều trị đau lưng bên trái, lại là nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ và ít xảy ra tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo bài thuốc đơn giản dưới đây:
Lá cây ngải cứu: Cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch rồi sao nóng cùng với một chút muối hột. Cho hỗn hợp vào một tấm vải mỏng sau đó chườm lên vị trí lưng bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, sau 1 tuần bạn sẽ cảm thấy hiệu quả thay đổi rõ rệt.
Chữa đau lưng bên trái từ cây cỏ xước: Cây cỏ xước đem về rửa sạch, phơi khô rồi đem ra đun lấy nước uống như nước hàng ngày.
Tham khảo thêm: Cách giảm đau vay gáy bằng ngải cứu

Điều trị theo chỉ thị của bác sĩ
Nếu bệnh đau lưng của bạn chuyển biến nặng bạn nên đến bác sĩ thăm khám và để được điều trị: Tại các cơ sở y tế đau lưng dưới có thể được điều trị bằng thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ bằng các trang thiết bị y tế, vật lý trị liệu.
Bác sĩ sẽ xác định liều lượng thích hợp và cách sử dụng thuốc dựa trên các triệu chứng của bạn.
Vật lí trị liệu là phương pháp thường được sử dụng nhất khi điều trị đau nhức xương khớp. Trong vật lý trị liệu bao gồm các hoạt động như: Mát xa, kéo dãn, xoa bóp lưng và cột sống.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Với các trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng người bệnh có thể được chỉ định. Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi những phương pháp khác không có tác dụng điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp, thì phương pháp phẫu thuật phải được ưu tiên hàng đầu như: mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang hoặc bệnh lý thần kinh tiến triển. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có u gai cột sống, đĩa đệm bị lệch,.. phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ và điều chỉnh lại vị trí đĩa đệm.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau lưng bằng các loại ghế massage
Hiện nay, người ta đồn thổi về các chức năng thần thánh của các loại ghế massage giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các căn bệnh về xương khớp. Các loại ghế massage hiện nay mô phỏng các phương pháp động tác massage như chuyên viên massage chăm sóc sức khỏe tận nhà, thêm đó là những trợ năng như nhiệt hồng ngoại, massage trên không,.. giúp gia tăng thư giãn tại nhà.
Bạn có thể tham khảo thêm về lợi ích của việc ghế massage hỗ trợ điều trị giảm tình trạng đau lưng tại bài viết: https://osanno.vn/ghe-massage-cho-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem/
thông tin đăng ký
Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage