Đau Gót Chân: Những biểu hiện không thể bỏ qua

Tìm hiểu hiện tượng đau gót chân

Đau gót chân là vấn đề phổ biến, xuất hiện dưới hoặc ngay sau gót chân, tại vị trí nối giữa gân Achilles với xương gót chân. Căn bệnh này bắt đầu với những cơn đau chân nhẹ, nhưng nếu chủ quan không tìm cách chữa trị kịp thời, cơn đau sẽ càng nghiêm trọng, gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân và có thể tái phát lại nhiều lần nếu không chữa trị triệt để.

Nguyên nhân đau gót chân là gì? cách phòng ngừa và chữa trị ra sao? Bạn có thể tìm hiểu những vấn đề về đau gót chân, qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau gót chân

Bàn chân (tính cả mắt cá chân) gồm có 26 xương, 33 khớp cùng với hơn 100 gân.

Trong đó, gót chân là xương lớn nhất của cả bàn chân, Nếu bộ phận này phải chịu áp lực hay tổn thương sẽ gây đau nhức. Bắt đầu từ những cơn đau nhẹ, cho đến khi những cơn đau nặng dần.

Tình trạng đau dưới gót chân còn gọi là viêm cân gan chân, còn đau sau gót chân thì gọi là viêm gân Achilles.

Nhiều trường hợp đau gót chân không phải do chấn thương, có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng có những trường hợp dai dẳng và trở thành bệnh mãn tính.

Triệu chứng đau gót chân

Tình trạng đau gót chân thường được biểu hiện với những triệu chứng sau:

  • Cơn đau xảy ra dưới gót chân, vị trí gân Achilles kết nối với xương gót chân hoặc đau tại các mặt cạnh của gót chân.
  • Lúc đầu đau ở mức độ nhẹ, sau đó nghiêm trọng hơn, cảm thấy đau nhiều hơn khi đi giày bệt, không xuất hiện vết thương ngoài da.
  • Đau gót chân mỗi khi thay đổi hoạt động, hoặc đau mỗi sáng ngủ dậy nhưng sau khi hoạt động thì cơn đau giảm dần, nên người đau cũng ít để ý.
  • Cảm giác đau gót chân khi đứng quá lâu hoặc chạy nhiều.
  • Ngoài ra, đau gót chân còn có một số biểu hiện như:
  • Sưng gần vị trí gót chân,đau nhức dữ dội
  • Tê, đau, ngứa ở gót chân kèm theo triệu chứng sốt
  • Khó cử động, khó đi lại như bình thường, bàn chân khó gập xuống, hoặc đau khi nhón chân….

Nguyên nhân gây đau gót chân

Đau gót chân xảy ra không phải do chấn thương, mà chủ yếu phụ thuộc vào nhịp đập của gót chân hoặc tâm trạng căng thẳng. Cụ thể là:

Cấu tạo phức tạp của bàn chân
Cấu tạo phức tạp của bàn chân
  • Cân gan chân là dây chằng chắc chắn, chạy từ xương gót chân đến đầu bàn chân. Khi dây này bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng đau gót chân.
  • Màng đệm bị kéo dài khiến các sợi mô mềm bị viêm, gây ảnh hưởng đến bàn chân.
  • Xuất hiện tình trạng viêm bao hoạt dịch gót chân, có cảm giác đau sâu bên trong hoặc phía sau gót chân, khi gân Achilles sưng lên làm cho cơn đau dữ dội hơn mỗi ngày.
  • Tình trạng đau gót chân còn có thể xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên, khi xương gót chân chưa phát triển hoàn thiện, nhưng bị cọ xát quá mức làm hình thành quá nhiều xương, trước khi xương phát triển hoàn thiện.
  • Lưu thông máu kém là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau gót chân, vì máu không được lưu thông đều sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân, dẫn đến tình trạng đau ở gót chân.
  • Do chèn ép dây thần kinh chày sau, sinh ra hiện tượng đau hoặc rối loạn cảm giác như: tê rát, tê cóng, căng bàn chân hay gót chân. Hiện tượng này hay bị nhầm với viêm cân gan chân, có thể xảy ra do gãy xương sau chấn thương, u lành hay ác tính…
  • Đau gót chân còn do miếng đệm gót chân quá mỏng hoặc bước chân nặng nề.
  • Đau gót chân có thể gây ra bởi chứng bệnh loãng xương, những người dễ bị gãy xương…khi vận động thể thao hoặc lao động quá sức cần lưu ý.
  • Người bị bệnh gout có nồng độ axit uric trong máu cao, làm các tinh thể urat tích tụ quanh khớp gây viêm và đau gót chân.
  • Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đau và tê bàn tay, bàn chân.

Đau gót chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau gót chân là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nguyên nhân có thể do lối sống sinh hoạt hằng ngày, khi có hiện tượng đau gót chân, có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý sau:

Giày cao gót nguyên nhân đau gót chân ở phụ nữ
Giày cao gót nguyên nhân đau gót chân ở phụ nữ

Viêm gan bàn chân: Gây đau nhói vùng mặt dưới xương gót, tại vị trí cân gan chân,  xảy ra khi bàn chân có quá nhiều áp lực, khiến cho dây chằng Plantar bị tổn thương.

Viêm gân gót chân: gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá mức, dẫn đến viêm và tổn thương khu vực quanh gót chân.

Viêm gân Achilles (viêm gân gót): thường gặp khi hoạt động, vận động cường độ cao như: chạy, nhảy… làm viêm và đau đớn phần gót chân.

Bong gân và căng cơ: do hoạt động thể chất quá mức, cảm giác đau từ nhẹ đến nặng, tùy vào tình huống gây chấn thương.

Viêm cột sống: người bệnh bị đau gót chân và sẽ gây viêm đốt sống nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Thoái hóa xương sụn: nếu không kịp thời điều trị, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương của trẻ em.

Viêm bao hoạt dịch khớp cũng khiến bạn bị đau gót chân vào mỗi buổi sáng

Hội chứng ống cổ chân: không chỉ xuất hiện các cơn đau gót chân, mà còn gây ra các cơn đau rát dọc bên trong mắt cá và lòng bàn chân, cảm giác rất khó chịu

Cách làm giảm đau hiệu quả

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để điều trị, cũng như làm giảm các triệu chứng đau gót chân như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, kết hợp chườm túi đá vào vùng gót chân, không được đi chân trần.
  • Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân, để giảm tình trạng đau gót chân mỗi sáng.
  • Chọn giày dép có lót đế mềm hoặc chỉnh hình nếu bị bất thường xương ở bàn chân.

Khi mới bị đau gót chân, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau gót chân dân gian dưới đây:

Gừng tươi chữa đau gót chân

  • Cách 1: Giã nhuyễn củ gừng tươi rồi trộn chung với rượu trắng, để trong 2 đến 3 ngày thì dùng hỗn hợp đó masage lên gót chân.
  • Cách 2: Bỏ hỗn hợp gừng tươi và rượu trắng vào miếng vải, đắp lên gót chân, sau đó bó lại, đến khi hết nóng thì tháo ra. Thực hiện trước khi đi ngủ, sẽ giúp giảm cơn đau gót chân hiệu quả.

Giấm táo

Dấm táo có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, nên có thể sử dụng để giảm đau gót chân tại nhà.

Thực hiện: đổ 1/4 cốc dấm táo trộn với 1 cốc nước ấm, đun tới khi sôi và ngâm chân trong hỗn hợp đó 20 phút mỗi ngày để giảm đau.

Nghệ

Dùng nghệ chữa đau gót chân là phương pháp khá hiệu quả, nhờ chất curcumin có trong nghệ tươi. Đây là hoạt chất hỗ trợ trị ung thư, ngừa viêm, giảm sưng, đau… nên đắp nghệ cũng là một trong những cách giảm đau gót chân đơn giản, có thể thực thiện tại nhà.

Chỉ cần rửa sạch, phơi khô nghệ, xay thành bột. Sau đó, cho 2 thìa nghệ trộn với 2 thìa mật ong, cho thêm ít nước trộn đều, dùng uống vào mỗi sáng và tối. Sau 1 tháng, sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Các phương pháp chữa đau gót chân dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp đau gót chân nhẹ. Nếu bị nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn như:

Uống thuốc

Vậy đau gót chân uống thuốc gì?

  • Thông thường, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc chống viêm không steroid (NSAID), để giảm đau và sưng.
  • Nếu NSAID không hiệu quả, thì có thể tiêm corticosteroid nhưng nên sử dụng thận trọng vì sử dụng lâu dài sẽ gây tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu

  • Áp dụng tập các bài tập vật lý trị liệu, kéo căng gân cơ và gân Achilles, tăng cường cơ bắp chân dưới, sẽ làm mắt cá và gót chân ổn định hơn.
  • Sử dụng dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ hỗ trợ, hoặc miếng lót… có thể giúp chữa các tật ở bàn chân, đồng thời đệm và nâng đỡ vòm bàn chân trong quá trình chữa bệnh.
  • Áp dụng liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể, để nhắm sóng âm vào vùng bị ảnh hưởng, kích thích quá trình chữa lành đau gót chân. (Chỉ áp dụng cho những trường hợp lâu dài, không đáp ứng với liệu pháp bảo tồn).

Phẫu thuật

Nếu uống thuốc hay áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả, Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tách sụn chân ra khỏi xương gót chân.

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trước khi phẫu thuật vì sẽ có nguy cơ làm suy yếu vòm bàn chân sau khi thực hiện thủ thuật này.

Nẹp chân vào ban đêm

Sử dụng một thanh nẹp chân vào ban đêm để bắp chân và bàn chân và được cố định trong khi ngủ, giữ cho gân cơ và gân Achilles ở một vị trí trong một khoảng thời gian lâu dài và kéo căng chúng.

Điều trị viêm bao hoạt dịch gót chân: Nếu đau gót chân do viêm bao hoạt dịch thì có thể sử dụng đế đệm hoặc miếng lót gót chân để hạn chế các cử động.

Tăng cường nghỉ ngơi và có thể tiêm steroid nếu bác sĩ chỉ định.

Cách phòng đau gót chân

Để phòng ngừa đau gót chân, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không đi chân trần, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp để giảm áp lực cho gót chân.
  • Đi giày mềm, nếu đôi giày cứng nên chọn thêm miếng đệm gót chân
  • Massage chân hoặc để chân nghỉ ngơi, sau khi lao động hoặc hoạt động mạnh.
  • Nên khởi động khoảng 5 phút, trước khi vận động hoặc chơi thể thao.

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số kiến thức về đau gót chân như: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này. Nếu có những biểu hiện về đau gót chân, bạn nên sớm thăm khám, để bác sĩ xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Nguồn bài viết tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/181453#causes

Đăng ký dùng thử miễn phí ghế massage

thông tin đăng ký





    Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage

    Xem chi tiết chương trình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *