Tìm hiểu bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Tìm hiểu bệnh loãng xương người cao tuổi

Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, với mức độ loãng xương khác nhau, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người mắc bệnh. Vậy loãng xương là gì? Loãng xương gây ra bởi những nguyên nhân nào? Cách điều trị và phòng tránh bệnh loãng xương ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này, qua bài viết dưới đây nhé!

Loãng xương là gì?

Loãng xương (xương gòn, xương xốp), là hiện tượng chất lượng và mật độ xương mỏng và thưa dần, làm cho xương dễ bị tổn thương dù chỉ gặp phải chấn thương nhẹ.

Bệnh loãng xương rất khó nhận biết vì nó diễn ra trong một khoảng thời gian dài mà không có biểu hiện rõ rệt. Có những trường hợp phát hiện ra loãng xương do gãy xương. Tình trạng này sẽ càng trở nặng khi về già vì lúc này, mật độ xương không đảm bảo khiến cho xương không được chắc khỏe như tuổi trưởng thành.

Phân loại loãng xương

Theo các tài liệu nghiên cứu về loãng xương, thì loại bệnh này có 2 loại là: loãng xương thứ phát và loãng xương nguyên phát. Trong đó:

Loãng xương thứ phát

Là loãng xương có liên quan đến các bệnh mãn tính như:

  • Nội tiết: đái tháo đường, bệnh cường giáp, …
  • Tiêu hóa: thiết hụt dinh dưỡng, gan mãn tính…
  • Khớp: viêm thấp khớp…
  • Sử dụng một số loại thuốc có chứa heparin, corticoid…

Loãng xương nguyên phát

Gồm có 2 loại

  • Loãng xương typ 1: (loãng xương sau mãn kinh) do giảm nội tiết tố Estrogen hoặc giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng…thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh, từ 50 đến 55 tuổi. Lúc này xương đã bị mất đi chất khoáng, các đốt sống dần bị lún hoặc gãy xương.
  • Loãng xương typ 2: (loãng xương ở người già) xuất hiện ở độ tuổi trên 70. Xảy ra ở cả nam và nữ giới, do tuổi tác ngày càng cao dẫn đến hiện tượng mất cân bằng tạo xương, tình trạng hấp thu kali và chức năng tạo cốt bào giảm. Lúc này, trong xương mất dần chất khoáng ở cả xương xốp và xương đặc.

Nguyên nhân loãng xương ở người già

Tỷ trọng khoáng chất của xương trong cơ thể bị suy giảm đáng kể, vai trò của hormone sinh dục (estrogen, androgen), protein, vitamin D…bị thiếu hụt

Tuổi cao khiến nội tiết tố, hệ tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn… hoạt động yếu. Xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, làm mất cân bằng giữa việc tạo tế bào xương mới, khiến cho xương xốp và thưa.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người cao tuổi (do mắc nhiều bệnh, phải ăn kiêng) không cung cấp đủ chất, thiếu dinh dưỡng và canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Tỷ lệ mắc loãng xương ở người cao tuổi có sự chênh lệch, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam, vì buồng trứng của phụ nữ sau mãn kinh sẽ ngừng hoạt động, gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, khiến hoạt tính của tế bào hủy xương tăng lên, trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi suy giảm, làm khối lượng xương mất dần theo thời gian tính từ khi mãn kinh (mỗi năm mất từ 2 đến 4%).

Những người lớn tuổi mắc phải một số bệnh mãn tính về thận, gan,…hay bệnh về nội tiết do dùng thuốc có thành phần corticoid trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương

Nhiều người có thói quen ít vận động, hạn chế đi lại nên không có điều kiện tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, vì thế việc hấp thụ canxi và khả năng tái tạo xương cũng bị giảm đi đáng kể.

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là loại bệnh mãn tính kéo dài, không có biểu hiện triệu chứng đặc biệt. Vì thế, người bị loãng xương rất khó phát hiện ra mình có bị loãng xương hay không, cho đến khi xương yếu và bị gãy xương, trật xương khi bị va đập, té ngã. Tuy nhiên, cũng có thể chú ý khi gặp phải một số biểu hiện dưới đây:

  • Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, chiều cao giảm, lưng gù, dáng đi hơi khom…
  • Đau nhức đầu xương (nổi dọc các xương dài và cảm giác đau nhức như bị kim chích toàn thân)
  • Đau ở vùng xương thắt lưng, cột sống, xương hông, xương chậu, đầu gối…Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài và lặp lại nhiều lần sau chấn thương. Khi vận động, cơn đau sẽ tăng nhiều hơn và chỉ giảm dần khi nằm nghỉ.
  • Đau 2 bên liên sườn, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh tọa, dây thần kinh đùi…cơn đau sẽ trở nặng khi thay đổi tư thế bất ngờ hoặc vận động mạnh. Người loãng xương thường khó cúi gập hay xoay hẳn người.
  • Ở người cao tuổi, loãng xương còn kèm theo bệnh giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp…

Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Để xác định tình trạng cũng như mức độ loãng xương, cần thực hiện một số xét nghiệm sau:

Chụp X quang để đánh giá mật độ xương tại cột sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay. Đây là phương pháp phổ biến, không gây đau đớn, không mất quá nhiều thời gian, (chỉ từ 20 đến 30 phút). Vị trí xương được xét nghiệm nhiều là xương hông, xương cột sống, xương cẳng tay…

Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nội tiết tố, và tìm nguyên nhân làm giảm mật độ xương như: sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong cơ thể.

Phương pháp điều trị loãng xương đối với người cao tuổi

Ăn uống người cao tuổi

Phương pháp điều trị loãng xương không dùng thuốc:

Chế độ ăn

Người cao tuổi bị loãng xương dù ở mức độ nào cũng cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: các loại rau có màu xanh sẫm, tôm, cua, cá, trứng, sữa…Đồng thời ăn những đồ ăn để bổ sung vitamin D như: cá hồi, cá trích, hàu,…

Không nên uống nước ngọt có ga, vì loại nước này sẽ làm hụt canxi trong cơ thể khiến bệnh loãng xương nặng hơn.

Vận động thường xuyên

Vận động mỗi ngày bằng các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe độ tuổi (từ 30 đến 45 phút), để giúp xương chắc khỏe hơn.

Phương pháp điều trị loãng xương dùng thuốc:

Thuốc giảm đau

Cần lưu ý là chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ đau để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Nên chọn loại thuốc vừa có khả năng ức chế hoạt động của tế bào xương, vừa có tác dụng giảm đau do loãng xương. Hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau có chứa Corticosteroids.

Thuốc làm tăng mật độ xương

Trước khi điều trị bằng thuốc ức chế hủy xương, nên cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể vì đây là những nguyên liệu hỗ trợ cho quá trình tạo xương, sẽ giúp thuốc tan nhanh, tăng lượng hấp thụ hơn, giúp xương chắc khỏe hơn mỗi ngày.

Bệnh loãng xương nếu không được phát hiện sớm và điều trị không đúng phác đồ sẽ dễ bị rạn, nứt, vỡ hoặc gãy xương. Vì thế, khi có các dấu hiệu của bệnh, người cao tuổi nên đi khám càng sớm càng tốt, để phát hiện và điều trị đúng phác đồ, tránh xảy ra những hậu quả xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

 Để hỗ trợ sức khỏe và vận động ở người lớn thì các bài tập thể dụng không thể bỏ qua. Sử dụng ghế massage hàng ngày cũng là một phương án được nhiều người lựa chọn. Món quà ghế massage được nhiều người con lựa chọn là món quà dành cho cha mẹ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về công dụng ghế massage tại: https://osanno.vn/cong-dung-ghe-massage/

Nguồn: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/benh-loang-xuong-o-nguoi-cao-tuoi-451

Đăng ký dùng thử miễn phí ghế massage

thông tin đăng ký





    Chọn ghế massage mà bạn muốn đăng ký dùng thử tại: https://osanno.vn/ghe-massage

    Xem chi tiết chương trình